1. Trang chủ
  2. Châm cứu chữa bệnh viêm
  3. Viêm loét dạ dày hành tá tràng

Viêm loét dạ dày hành tá tràng

 Theo Y học hiện đại: Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là một bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh viêm loét Dạ Dày - Hành Tá tràng có nguyên nhân và cơ chế là :“sự mất cân bằng giữa giảm yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công”.

 * Yếu tố tấn công

1 -        Sự căng thẳng thần kinh do các stress. 

2 -        Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP). 

3 -        Rượu và các thuốc chống đau giảm viêm NSAID.

4 -        Corticoid và các dẫn xuất của nó.

5 -        Yếu tố thể tạng.

6 -        Vai trò của thuốc lá.

* Yếu tố bảo vệ

1 – Chất nhầy muxin.

2 – Chất kiềm bicacbonat.

 

* Chú giải

+ Điều trị theo hướng: 

- Tăng yếu tố bảo vệ: bao Dạ Dày, giảm tiết HCL.

- Giảm yếu tố nguy cơ: diệt soắn khuẩn bằng kháng sinh, hạn chế dùng thuốc chống viêm giảm đau, không uống rượu, không hút thuốc lá, giảm căng thẳng bằng tâm lý liệu pháp 

+ Kết quả:

Cũng có nhiều khả quan, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn không cải thiện nhiều và hay tái phát.

THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT):

Theo YHCT từ xa xưa người phương Đông đã có những hiểu biết rất sâu sắc về bệnh này với các cách gọi khác nhau như : Vỵ quản thống , Phúc thống , Tâm hạ thống, Bĩ mãn, ách nghịch, Ẩu thổ .... Được ghi rất sớm trong sách “Hoàng đế nội kinh tố vấn” , “thương hàn luận” đến các danh y đời sau như: Hoa Đà, Lý Đông Viên, Trương Cảnh Nhạc, Chu Đan Khê, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Ngô Khiêm ….Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một số quan điểm của các y gia thời xưa mà ít người biết đến, còn các tài liệu dễ tìm ở Việt Nam, thì mời các bạn tự sưu tập để nghiên cứu. 

Châm cứu Hà Nội xin giới thiệu như sau:

1. Quan điểm củaNgô Khiêm(Đời Thanh)trong sách “Y tông kim giám”(sách đào tạo các Thái y triều Thanh, Trung Quốc) mục “Phúc mãn thống”

- Nguyên văn: Phúc mãn thời thống bất túc chứng, Phúc mãn đại thống hữu dư danh, ngộ hạ tà hãm thái âm lý, hãn nhiệt tiện ngạnh truyền dương minh”.

- Chú giải: Bụng đầy có lúc đau là bất túc, Quế chi gia Thược dược thang không khỏi, dùng Lý trung thang. Bụng đầy căng mà đau là hữu dư, Quế chi gia Đại hoàng thang, đấy là dùng phép hạ sai tà hãm vào Thái âm Lý chứng. Nếu triều nhiệt, tự hãn, đại tiện táo, thì Thái âm chuyền bệnh cho Dương minh vậy , nên dùng Đại thừa khí thang.

2. Quan điểm củaTrương Lộ(Đời Thanh)trong sách “Trương thị y thông” mục “Ẩu thổ uế”

- Nguyên văn: Chư nghịch xung thượng, giai thuộc vu hỏa, chư ẩu thổ toan, giai thuộc vu nhiệt. Vỵ nhiệt tắc ẩu, hàn khí khách vu trường vỵ, quyết nghịch thượng xuất, cố thống nhi ẩu. Nhân chi uế giả, dục nhập vu vỵ , vỵ khí thượng chú vu Phế, linh hữu cố hàn khí giữ, linh hữu cố hàn khí giữ tân cốc khí , cụ hoàn nhập vu vỵ, tân cố tương loạn, chân tà tương công, khí tính tương nghịch, phúc xuất vu vỵ, cố vi uế. Bệnh thân giả kỳ thanh uế.

- Chúng tôi chú giải: các loại xung nghịch lên trên, đều thuộc Hỏa. Các loại nôn chua đều thuộc nhiệt, Vỵ nhiệt tất ẩu, hàn khí ở Trường Vỵ, quyết nghịch xuất hiện ở trên, cho nên đau mà nên vậy. Cài uế trong người ta là do , bình thường thức ăn vào Vỵ, Vỵ khí đưa lên Phế, cho nên có hàn khí với tân khí, cùng nhập vào Vỵ tạo nên sự rối loạn giữa cái mới và cái cũ , chân khí và tà khí tương bác, làm cho khí tương nghịch đưa ra khỏi Vỵ , cho nên thành uế. Bệnh ở sâu nên có uế.

- Chú giải: sách “Kim quỹ” nói: “bệnh nhân dục thổ giả, bất khả hai chi” nghĩa là:muốn nôn là âm tà ở trên, nếu hạ không chỉ dương khí nghịch lên, trái lại còn thương cả phần âm.

Nôn mà ngực đầy thì lấy “Ngô thù du thang làm chủ”.

 Sách “Thương hàn luận” dùng phương này là muốn điều trị Dương minh chứng ăn vào muốn nôn, lấy trung tiêu có hàn vậy, Ngô thù có thể trị nội hàn , giáng khí nghịch; Nhân sâm bổ trung ích dương, Đại táo hoãn Tỳ, Sinh khương phát Vỵ khí, mà tán nghịch chỉ ẩu. Nghịch khí giáng thì Vỵ dương được hành, làm cho Ngực đầy được tiêu đi.Đây là Tỳ âm tạng thịnh Vỵ nghịch. Nếu Can Thận hạ tiêu hàn mà nghịch lên trung tiêu mà gây ra, cho nên Nôn khan, mửa ra bọt dãi, đau đầu. cũng không dùng phương này.

Nôn mà sôi Bụng, dưới Tâm đầy, lấy“Bán hạ tả tâm thang”làm chủ.

Là chứng âm dương bất phân, hàn làm cho không thông, lưu kết ở dưới Tâm là Bĩ, là do Vỵ rỗng không, khách khí thượng nghịch lên mà ẩu, hạ xuống dưới mà thành sôi Bụng, cho nên dùng thang này để phân giải âm dương, thủy được thăng hỏa được giáng , thì chứng lưu không còn, hư sẽ thực lại.

 

3. Quan điểm củaNgu Bác (đời Minh)trong sách “y học chính truyền” trong mục “Vỵ quản thống” viết: “sách Mạch Kinh viết: dương vi âm huyền thì Hung tí mà đau , trách ở Hư vậy. Ở đây dương hư biết là tại thượng tiêu, cho nên Hung tí Tâm thống là có mạch Âm huyền vậy. Bệnh Hung tí, hen suyễn, Hung tí đau đoản khí, Mạch thốn khẩu Trầm mà Trì, bộ Thốn tiểu khẩn mà sác. Tâm mạch hơi Cấp là đau, hơi Đại là Tâm tí lan ra vùng sau lưng. Mạch Đoản mà Sác là Tâm thống. Sáp là Tâm thống. Mạch phù Đại Huyền Trường là chết.

…v…v..v

Một số nghiệm phương mạn tính viêm Dạ Dày

1. Chủ trị : viêm Dạ dày mạn tính, loét Dạ dày, viêm Đại tràng, các rối loạn tiêu hóa có các triệu chứng như: ăn kém , Bụng chướng, sôi Bụng.

- Bài thuốc : Đẳng sâm, Phục linh , Mạch nha ,Cốc nha , Hoàng cầm , Đan sâm, Ngọc trúc , Bạch truật, Trần bì ,Mộc hương , Hoắc hương, Sa nhân, Hoài sơn, Hậu phác , Sơn tra, thần khúc , Bán hạ, Chích cam thảo . Ngày uống 1 thang( Dược học thông báo 5.1987).

2. Chủ trị : mạn tính viêm Dạ dày, Vỵ quản thống, Quản phúc chướng thống, miệng đắng, họng khô, ợ hơi.

- Bài thuốc: Bình địa mộc, Đại xích thạch, Bát nguyệt lễ, Bạch thược, Hương phụ, Bạch truật, Toàn phúc hoa, Tô nghạnh, Hoàng cầm, Chich cam thảo. Ngày uống một thang.( Thương Hải trung y học tạp chí 5.1983) .

Share    

Viêm cơ mạc cổ

Viêm cơ mạc cổ là tình trạng sưng mô mạc (fascia) được bác sĩ Froriep diễn tả đầu tiên vào năm 1800 là tình trạng bắp thịt nổi cục liên quan tới phong...

Viêm loét dạ dày hành tá tràng

Theo Y học hiện đại: Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là một bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh viêm loét Dạ Dày - Hành Tá tràng có nguyên nhân và cơ...